Một người bạn đã giới thiệu cho mình trải nghiệm thử tựa game Stanley Parable Việt hóa và mình thấy lạ kì là, game chẳng có gì thú vị và hết sức nhàm chán. Chính thì thế mà sau 20 phút vào game, mình phải tắt và xoá game ngay lập tức kèm thêm vài phàn nàn với người bạn. Nhưng cũng là tựa game đó, mà ở các diễn đàn, forum game lớn lại đều xuất cho người chơi. Tuy nhiên sau một hồi suy ngẫm và quyết định chơi lại, Stanley Parable đã chứng mình cho mình thấy rằng “Tại sao game lại được nhiều người giới thiệu đến như vậy”
Chắc bạn sẽ cần: Top 10 cổng game bài đổi thưởng nhiều người chơi
Tổng quan về Stanley Parable
Game Stanley Parable là dạng game tương tác với người chơi và giả lập đi bộ trông rất ngộ nghĩnh, được lên kế hoạch phát triển bởi Davey Wreden (Mỹ). Đây là tựa game đi ngược lại so với các dòng game khác bởi vì khi nhìn vào giới thiệu và trailer hoặc thông qua các streamer, người xem không thể hiểu cách thức hoạt động và độ giải trí gì ở đây. Đó mới là điểm thú vị ở những người chơi khi lần đầu trải nghiệm, đều há hốc mồm “Chẳng có gì” và thường chán nản sau một vài phút trải nghiệm.
Tuy nhiên Stanley Parable cũng giống như trận bóng trên sân vậy, kịch tính và hồi hộp đến phút cuối. Và những phút đầu trải nghiệm, thật sự chẳng có gì để lối kéo người chơi. Bởi nếu bạn thuộc tuýp người chơi khó tính thì rất khó để trải nghiệm hết câu chuyện trong trò chơi này.
Game được công bố và ra mắt năm 2011 theo dạng sửa đổi miễn phí cho Half-life2, sau từng giai đoạn phát triển và dần dần các phiên bản được cập nhật qua các năm 2012, 2013, 2015. Đến 2020, Stanley Parable: Ultra Deluxe ra đời và sẽ là cuộc cách mạng lớn, phát hành trên hệ máy console.
Chi tiết trò chơi
Người chơi sẽ vào vai một nhân viên đang làm việc trong căn phòng 427, đây cũng điểm bắt đầu cho câu chuyện. Trái ngược hoàn toàn với các nhân viên đi làm đúng giờ quy định rồi về, nhân vật này lại cặm cụi ngồi làm không biết mệt mỏi trông chẳng khác gì một con robot cắm sạc vào chạy liên tục, cắm đầu vào máy tính và nhập các mã gì đó rồi cứ thế trôi qua. Đến một lúc, trên màn hình không còn hướng dẫn gì nữa người nhân viên này ra ngoài khám phá mọi thứ.
Từ quan sát người nhân viên này, người chơi bỗng trở thành họ và đi khám phá mọi thứ trong công ty. Điều lạ là nguyên cả công ty lúc này không một bóng người và người chơi cứ điều khiển đi từ phòng này qua phòng khác, chẳng có gì hấp dẫn. Có những phòng có máy chiếu, chiếu hình ảnh đổi khi ngay phòng 427 trước đó, đôi khi lại chính chúng ta. Đó cũng là lí do mà tại sao ở những phút đầu, người chơi trải nghiệm Stanley Parable cảm thấy ngán ngẫm và muốn out ra ngay lập tức.
Giải trí từ sợ hãi
Stanley vốn dĩ không phải là tựa game kinh dị, cũng không mang yếu tố giật gân hù doạ người chơi. Nhưng không gian mà game thể hiện, ngoài một màu sáng thì chẳng có một âm thanh gì và đó là thứ vũ khí gây ám ảnh cho người chơi. Tại sao một nơi làm việc rộng lớn và cơ sở vật chất tốt thế này, lại chỉ có một người? Đây cũng là lí do mà nhiều người chơi thắc mắc, vì bối cảnh mà game đặt ra chẳng đề cập thời gian bên ngoài, chắc có lẽ là ban đêm nên mới không có người.
Ngoài ra, theo lối chơi này người chơi chỉ cứ đâm đầu và đi, đi và đi không có lối ra và chẳng thể nào về đích được. Sự sợ hãi đến từ các khía cạnh khác, giả sử người chơi đang nóng lòng muốn biết có điều gì ập đến không? Và tất nhiên là không, cho nên cứ thời gian trôi đi là người chơi càng ám ảnh suy nghĩ đó.
Đảo loạn
Stanley Parable mang góc nhìn trải nghiệm thứ nhất cho người chơi, đôi khi người chơi sẽ hoà mình vào thế giới của Stanley hoặc đôi khi không là như vậy, đang chơi một nhiệm vụ gì đó nhưng lại không có nhiệm vụ nào. Đang theo dõi một câu chuyện nhưng không theo dõi câu chuyện. Người chơi có lựa chọn cho mình hoặc sẽ không có sự lựa chọn nào khác. Đôi khi đã kết thúc nhưng sự thật trò chơi sẽ không bao giờ kết thúc.
Đó là cách mà Stanley Parable vận hành và đưa người chơi vào vòng xoáy không thể thoát ra, ở cách vận hành như thế này người chơi sẽ tự khám phá riêng cho mình trong thế giới của Stanley. Đương nhiên, chẳng có quy tắc chuẩn nào để trải nghiệm một Stanley Parable đúng nghĩa.
Kết thúc
Sẽ về đích hoặc không bao giờ về đích, Stanley Parable sẽ áp đặt người chơi vừa trở thành người dẫn chuyện vừa tự khám phá. Game sẽ có tổng 18 Ending (Kết thúc) và nếu trải nghiệm theo lối kể chuyện của người dẫn chuyện thì game sẽ tự mở ra kết thúc khác, lúc này chỉ còn 8. Mọi quyết định của bạn sẽ dẫn đến một kết cục khác, ở cái kết ưng ý nhất trong Stanley, chính là lúc bạn trở về với khung cảnh thiên nhiên hết sức yên bình.
Cấu hình yêu cầu
Tên: The Stanley Parable Việt Hóa |
Ngày update: 25-04-2021 |
Thể loại: Game, Việt Hóa |
Dung lượng: 3GB |
Số Part: 1 |
Kích thước RAM: 2GB |
Số người chơi: Chơi đơn |
Ngôn ngữ: Tiếng Việt |
Hệ điều hành: Windows |
Chơi bằng: Bàn phím / Chuột |
Seri game: The Stanley Parable |
Tải game Stanley Parable Việt hoá
Một trong những dòng game gây khó hiểu, nhưng cũng khiến khá bạn trẻ tò mò trải nghiệm, đã có bản Việt hoá, theo cốt truyện cũng như lời dẫn truyện của tác giả sẽ không gây khó khăn nữa. Tải game ngay:
https://docs.google.com/uc?id=0B7V8RpA9LQT0Q1hNVVROdGU5ZGc&e=813542
Ở phiên bản game Stanley Parable việt hóa, dường như không gì là không thể. Mọi cái kết đều do chính tay người chơi tự chọn và nếu như vòng xoáy này không kết thúc, người chơi tự huỷ trò chơi của mình khi quanh đi quẩn lại chả biết là ai, nằm đâu và ở đây với mục đích gì. Chính những lựa chọn mang tính quyết định mà Stanley trở nên hot và phổ biến đến những ai thích sự hồi hộp xen kẽ một chút suy nghĩ khi đưa ra quyết định cho mình.